Nằm ở vị trí tây nam Trung Quốc, Trùng Khánh là một trong những địa phương có mùa hè kéo dài và nóng nhất tại quốc gia này. Mùa hè ở đây có thể lên tới trên 40 độ C.
Nhưng bất chấp thời tiết nắng nóng, người dân vẫn có thói quen ăn món lẩu siêu cay, một trong những món nổi tiếng nhất của thành phố. Du khách tới đây luôn được khuyến khích nên nếm thử món ăn mang đậm hương vị đặc trưng của địa phương này.
Tại Trùng Khánh, chủ các nhà hàng luôn nghĩ ra "muôn cách" với nhiều yếu tố độc - lạ để thu hút khách tới ăn lẩu. Một trong số đó là ngồi trong các chậu nước lạnh giữa bể bơi để thưởng thức món ăn này.
![]() |
|
Đoạn video được ghi lại tại một công viên nước ở Trùng Khánh, quay cảnh thực khách ăn lẩu theo kiểu "chưa từng có". Do ngồi giữa bể bơi nên trang phục cũng có phần khác biệt cho phù hợp với hoàn cảnh.
Ngoài ra, mỗi thực khách được phủ thêm một tấm vải mỏng trước ngực để có thể ăn uống thoải mái.
![]() |
|
Tuy nhiên, một số người tỏ ý ngại ngần về hình thức ăn uống mới mẻ này. Các chuyên gia cũng cho rằng, cách ăn này có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
Hãng hàng không dành tặng em bé các chuyến bay miễn phí đến Munich, Đức vì được sinh ra trên máy bay.
" alt=""/>Mặc bikini ăn lẩu giữa bể bơiTôi cho rằng, Việt Nam phải sớm đánh thuế lũy tiến bất động sản để kìm giá nhà, đất. Xin nhấn mạnh ở đây là thuế lũy tiến chứ không phải là đánh thuế bất động sản thứ hai trở lên. Cụ thể hơn, ở đây, mấu chốt là phải đánh thuế sử dụng đất vượt hạn mức. Ví dụ, một người xây biệt phủ, dùng 1.000 m2 tại một thửa đất sẽ phải chịu thuế lớn hơn người có hai căn nhà với tổng diện tích 100 m2 ở gần đó.
Muốn làm được vậy, nhà nước phải quy định hạn mức miễn thuế cho diện tích đất ở cho mỗi đầu số căn cước công dân ở mỗi tỉnh thành khác nhau. Mức trung bình là số lượng m2 nhà đất trên đầu người. Đất ở nhiều tỉnh hoặc nhiều vùng khác giá nhau thì cũng khác về giá trị thuế. Sau đó, cứ ai sử dụng nhiều hơn thì đánh thuế lũy tiến, ai dưới thì miễn. Nói cách khác, cứ nhà to là đánh thuế mạnh, chứ không cần phải nhiều nhà, để tránh trường hợp người có hai nhà nhỏ thì bị thuế cao, còn người có một biệt thự lại không.
Tôi lấy ví dụ TP HCM quy định điện tích đất ở là 100 m2, các tỉnh thành loại hai là 150 m2, tỉnh lẻ là 300 m2 (con số chính xác cần được các chuyên gia đo lường, tính toán cụ thể để đảm bảo hài hòa lợi ích). Ai sử dụng trên mức đó sẽ bị đánh thuế phần chênh lệch theo lũy tiến. Lúc đó, những người ôm nhiều đất sẽ phải lo bán tháo ra để tránh bị đánh thuế nặng.
>> Tâm lý 'ôm' đất cố thủ, chờ giải cứu
Khi đó, người chưa có bất động sản hoặc diện tích sử dụng ít hơn mức sàn, sẽ có cơ hội tiếp cận với nhà, đất vì họ không bị chịu thuế hàng năm. Còn người đầu cơ, vốn đã vượt hạn mức, nay phải căng não tìm đầu ra chứ không còn dám mua thêm nữa. Ai hưởng lợi chúng ta có thể nhìn thấy ngay, đó là người chưa có bất động sản, cũng chính là những người thu nhập thấp - đối tượng yếu thế trong cuộc đua nhà, đất hiện nay.
Hạn mức đưa ra không phải để cấm người dân sử dụng nhiều hơn mức giới hạn, mà nó sẽ có giá trị như cách tính giá điện bậc thang: không ai cấm bạn xài nhiều, nhưng sẽ phải chịu giá cao. Quản lý tài nguyên buộc phải như vậy chứ không phải như các loại có thể tái tạo. Mỗi vùng đều có dân số và diện tích đất cụ thể nên việc chia để lấy số bình quân làm căn cứ miễn thuế là phù hợp. Ai sử dụng trên hạn mức phải thêm thuế chính là sự công bằng trong sử dụng tài nguyên.
Thế giới đã thu thuế khí thải CO2 cũng trên nguyên tắc sử dụng tài nguyên thì cần công bằng. Thế nên chúng ta cũng không thể để chuyện ai thích mua bao nhiêu đất thì mua rồi để không chờ thổi giá như hiện nay. Việc này là rất cần thiết và đã đến lúc phải thực hiện ngay, không thể cứ lấy lý do lộ trình để trì hoãn nữa.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Đánh thuế đất lũy tiến như tính giá điện'Cuộc sống của anh hiện tại rất êm đềm bên người vợ tên Emma. Anh Huỳnh chia sẻ, hai vợ chồng anh đến từ hai nền văn hóa khác nhau nhưng cuộc sống chưa bao giờ xảy ra bất đồng vì cách ứng xử khá khác biệt với các cặp vợ chồng ở Việt Nam.
![]() |
Gia đình nhỏ của Quang Vinh. |
Nhiều năm trước, anh Vinh là chủ của một nhà hàng ở Sonderborg (Đan Mạch), ngay gần nhà Emma.
Từ đây hai người quen biết, trao đổi số điện thoại rồi trở nên thân thiết. Một ngày, tình yêu gõ cửa trái tim, gắn kết họ với nhau.
Lần đầu tiên hẹn hò, hai người đi dạo trong khu rừng tuyệt đẹp và lâu đài mùa hè của Nữ hoàng Đan Mạch. Hai nơi này đều cách tiệm ăn của Vinh không xa.
Vài tháng sau Emma có bầu. Cặp đôi đã quyết định dọn về sống chung và làm thủ tục đăng kí kết hôn.
“Vợ chồng tôi không ai phải lòng ai trước mà đúng hơn là cả hai cùng rung động ngay từ lần đầu gặp”, anh Vinh nhớ lại.
Khi Emma báo tin có bầu, anh Vinh khá bất ngờ nhưng sau đó anh thấy cảm giác hạnh phúc ngập tràn trong tim.
![]() |
Emma khi mang thai. |
Bố Emma là doanh nhân nên khi về ra mắt bố mẹ vợ, anh Vinh cũng có nhiều lo lắng, sợ họ không chấp nhận cho con gái lấy người châu Á. Không ngờ, bố mẹ Emma khá thân thiện, cởi mở với chàng rể tương lai.
Tuy nhiên, Emma về nhà anh Vinh lại gặp sự cố về bất đồng ngôn ngữ.
Mặc dù cô đã học tiếng Việt cấp tốc từ chồng nhưng nhiều từ khó cô không phát âm được hoặc phát âm sai. Điều đó gây ra nhiều chuyện dở khóc, dở cười.
Khi Emma mang bầu, sinh con đầu lòng, anh Vinh dành thời gian chăm sóc và học nấu các món ăn châu Âu mà vợ thích ăn.
Chị gái và mẹ của anh cũng hay chế biến các món ăn Việt cho Emma tẩm bổ.
Hơn 3 năm hôn nhân, Emma đã thích nghi dần với văn hóa Việt Nam. Anh Vinh cũng học những nếp sống của vợ để cùng dung hòa.
“Vì yêu chồng, vợ tôi chịu khó học nấu nhiều món Việt như: Phở bò, phở gà… Ngày xưa mới ăn phở, cô ấy gạn nước đi và dùng nĩa ăn. Sau này, cô ấy thử nếm nước dùng ăn cùng sợi phở, không ngờ vị ngon quá nên nghiền đến bây giờ”, anh Vinh kể.
Theo anh Vinh, Emma không giỏi nấu các món ăn Việt nhưng chịu khó học để nấu cho chồng con ăn. Sở trường của cô là nấu các món ăn truyền thống Đan Mạch.
![]() |
Vợ chồng anh Vinh bình đẳng trong vấn đề tiền bạc. |
“Vợ chồng tôi bình đẳng trong việc nhà. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với nhau.
Nếu Emma nấu nướng, tôi sẽ dọn dẹp nhà cửa. Tôi nghĩ, việc nhà là của chung, đừng bao giờ cho rằng đó là trách nhiệm của riêng phụ nữ. Như vậy vô hình chung đè lên họ áp lực rất lớn”, anh Vinh bộc bạch.
Quãng thời gian vợ sinh con, người đàn ông 8X chia sẻ, lần đầu anh làm bố, chưa có kinh nghiệm nhưng may mắn được hai gia đình hỗ trợ, mọi khó khăn cũng qua.
Ở Đan Mạch, việc khám thai và sinh đẻ miễn phí nên hai vợ chồng không phải bận tâm nhiều.
Trước khi sinh Chính phủ có các chương trình tiền sinh sản miễn phí cho bố mẹ trẻ học cách nuôi con.
Sau sinh, người mẹ được nhận 1 năm lương để ở nhà chăm con. Theo đó, mỗi tháng Chính phủ sẽ gửi vào tài khoản mẹ khoảng 70 triệu đồng, trừ thuế còn 50 triệu đồng.
Sản phụ xuất viện, hàng tuần sẽ có y tá đến nhà kiểm tra, theo dõi sức khỏe của 2 mẹ con.
Với chính sách như vậy, hành trang đón con trai Vincent của vợ chồng anh Vinh khá nhẹ nhàng.
Quá trình nuôi dạy con, Emma khá nghiêm khắc, cô khuyến khích con phát triển theo cách tự lập.
Đến giờ, Vincent đã lớn và có thể tự vệ sinh cá nhân và làm những việc cơ bản cho mình. Đặc biệt, cậu bé khá hiếu động, thích tìm tòi.
Hiện tại, Emma làm trong viện dưỡng lão và chuẩn bị sinh em bé thứ 2.
Do công việc bận rộn và nhiều lý do khác nên anh Vinh đã sang nhượng lại nhà hàng. Thời gian tới anh sẽ nhận vị trí quản lý cho một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh ở Đan Mạch.
Ngoài ra, vợ chồng anh cùng nhau xây dựng một kênh mạng xã hội. Qua đó, quảng bá về văn hóa và cuộc sống của người dân Bắc Âu nói chung cũng như Đan Mạch nói riêng - một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
“Tôi có công việc riêng và một số khoản đầu tư khác. Youtube chỉ là một công việc giải trí, tôi chưa bao giờ nghĩ đây là công cụ kiếm tiền. Thu nhập từ kênh này cũng không cao”, người đàn ông gốc Việt khẳng định.
Gia đình anh Vinh sang đây đã khá lâu nên khi sinh con, vợ chồng anh được sự trợ giúp của cả hai bên nội ngoại. Bố mẹ Emma thương và quý chàng rể Việt như con đẻ.
“Ông bà tự hào vì con rể chín chắn, tháo vát, biết kiếm tiền và là chỗ dựa vững chắc cho con gái mình. Emma còn khá trẻ nên học được nhiều kinh nghiệm sống từ chồng”, anh Vinh kể.
![]() |
Emma cùng chồng xây dựng kênh riêng, quảng bá văn hóa Đan Mạch. |
Anh Vinh bật mí, ở Việt Nam đàn ông đi làm phần lớn đều đưa lương cho vợ quản lý và chi tiêu. Tuy nhiên văn hóa bên Đan Mạch không giống vậy.
Các cặp vợ chồng cùng đi làm, tiền ai nấy giữ. Phần lớn họ sẽ có tài khoản riêng nên không ai phụ thuộc ai.
Phụ nữ Đan Mạch đi làm cũng kiếm tiền ngang với đàn ông và giá trị của họ trong xã hội rất được coi trọng.
Khi chung sống, các cặp vợ chồng sẽ có một tài khoản chung. Hàng tháng hai bên tự trích lương của mình gửi vào đó để lo sinh hoạt gia đình, con cái.
Nam Việt kiều nhấn mạnh, nếu bạn đến Đan Mạch dễ gặp nhiều cặp vợ chồng đi ăn nhà hàng nhưng khi thanh toán, mỗi người tự trả suất của mình.
Hành động đó được coi là bình thường. Ở gia đình anh cũng vậy. Hai vợ chồng tự quản lý tiền mình kiếm được. Hôn nhân của vợ chồng anh Vinh ít mâu thuẫn cũng nhờ tự chủ về kinh tế, tiền ai nấy giữ.
Tuy nhiên, anh cho biết thêm, do bản thân vẫn còn giữ nhiều nếp văn hóa Á Đông nên đi ăn hay chi tiêu gia đình anh vẫn là trụ cột. Emma sẽ phụ thêm tiền lặt vặt.
Vượt qua dị nghị, Phương yêu chàng trai nghèo đến từ Nigeria. Sau gần 3 năm quen nhau, anh dành tặng cô đám cưới trên du thuyền.
" alt=""/>8X lấy vợ châu Âu: 'Vợ chồng tôi sòng phẳng về tiền, ai cũng hạnh phúc'